Tính đến tháng 5/2021, Việt Nam đã tham gia và đang đàm phán 17 Hiệp định thương mại tự do. Đó là kết quả của quá trình chủ động, tích cực, từng bước khẳng định vai trò trong nền kinh tế khu vực và quốc tế. Cùng với quá trình hội nhập, những năm gần đây lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có xu hướng tăng lên qua các năm. Theo tổng hợp của Cục Việc làm – Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, tính đến hết tháng 7/2019, có 91.200 người nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam, đến từ hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Với sự hội nhập kinh tế ngày càng sâu, rộng, Việt Nam dần trở thành điểm đầu tư hấp dẫn đối với các doanh nghiệp nước ngoài. Từ đó kéo theo số lượng người lao động nước ngoài đến Việt Nam ngày một gia tăng, và mang theo nhu cầu chỗ ở ổn định. Các quy định cho phép người nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam đã có từ khi bắt đầu mở cửa. Tuy nhiên, chỉ từ khi Luật Nhà ở năm 2014 được ban hành và có hiệu lực thì Việt Nam mới thực sự dỡ bỏ nhiều rào cản người nước ngoài được dễ dàng sở hữu nhà ở hơn, và trên thực tế đã có nhiều tổ chức, cá nhân nước ngoài mua nhà ở đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Mặc dù vậy, nhiều ý kiến cho rằng các quy định hiện nay đã thoáng hơn trước, nhưng việc thực thi trên thực tế còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc làm hạn chế khả năng sở hữu nhà ở của người nước ngoài, đồng thời cần nới “room” cho người nước ngoài sở hữu nhà để giải quyết hàng tồn kho cao cấp. Vì vậy, bài viết này sẽ tập trung phân tích các quy định pháp luật và một số nội dung còn vướng mắc về quyền sở hữu nhà ở của cá nhân nước ngoài, qua đó đề xuất một số giải pháp tạo điều kiện để cá nhân nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
Download bài viết của luật sư Nguyễn Quang Trung tại đây: