Bộ luật Lao động số 45/2019/QH14 có hiệu lực vào ngày 01/01/2021 quy định các trường hợp mà NSDLĐ được quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ tại Khoản 1 Điều 36.
Xem thêm:
So với Bộ luật Lao động 2012, Bộ luật Lao động 2019 đã bổ sung một số trường hợp NSDLĐ được quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ bao gồm:
- NLĐ đủ tuổi nghỉ hưu;
- NLĐ tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên;
- NLĐ cung cấp không trung thực thông tin khi giao kết HĐLĐ làm ảnh hưởng đến việc tuyển dụng NLĐ.
Trong 3 trường hợp được bổ sung nêu trên, đáng chú ý là trường hợp người lao động tự ý bỏ việc không có lý do chính đáng từ 5 ngày làm việc liên tục trở lên.
Thực tế, hiện tượng người lao động tự ý bỏ việc là không hiếm gặp, và doanh nghiệp thường lúng túng khi xử lý những trường hợp này. Có doanh nghiệp ban hành quyết định đơn phương chấm dứt HĐLĐ, có doanh nghiệp xử lý kỷ luật sa thải lao động. Tuy nhiên, những cách giải quyết này chứa đựng rủi ro cho doanh nghiệp khi có thể bị khiếu nại hoặc tranh chấp. Bởi đã có trường hợp người lao động tự ý bỏ việc trong thời gian dài nhưng vẫn quay trở lại gây khó dễ cho doanh nghiệp và đưa ra các yêu cầu bồi thường không phù hợp.
Bộ luật Lao động năm 2019 đã tháo gỡ được vướng mắc trong trường hợp này theo hướng bảo vệ doanh nghiệp hơn. Theo đó, khi NLĐ bỏ việc không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên thì doanh nghiệp có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần báo trước.
Comments 1