Nhượng quyền là hoạt động thương mại ngày càng được áp dụng nhiều để mở rộng kinh doanh và tăng độ phủ thương hiệu, tuy nhiên phải đáp ứng điều kiện nhất định.
Bài viết được sự tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Quang Trung
CÔNG TY LUẬT TLT – LIÊN ĐOÀN LUẬT SƯ VIỆT NAM
Căn cứ pháp lý:
- Luật Thương mại năm 2005;
- Nghị định số 35/2006/NĐ-CP;
- Nghị định số 120/2011/NĐ-CP;
- Nghị định số 08/2018/NĐ-CP;
- Nghị định số 98/2020/NĐ-CP.
Hoạt động nhượng quyền hiện nay được áp dụng rất phổ biến tại Việt Nam, đây là cách nhanh và hiệu quả để mở rộng kinh doanh khi mô hình nhượng quyền đã hoạt động ổn định.
Chính vì vậy rất nhiều nhà đầu tư đã lựa chọn phương án nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam trong một số lĩnh vực phổ biến như ăn uống, bán lẻ.
Chúng tôi tổng hợp 5 lưu ý quan trọng khi nhà đầu tư có dự định nhượng quyền từ nước ngoài vào Việt Nam như sau:
-
Điều kiện nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam?
Căn cứ Điều 5 Nghị định số 35/2006/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định số 08/2018/NĐ-CP, doanh nghiệp muốn nhượng quyền từ nước ngoài vào Việt Nam thì phải bảo đảm rằng hệ thống kinh doanh dự kiến nhượng quyền phải đã hoạt động được ít nhất 1 năm.
-
Phải đăng ký nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam trước khi hoạt động?
Căn cứ khoản 1 Điều 17 Nghị định số 35/2006/NĐ-CP được bổ sung bởi Nghị định số 120/2011/NĐ-CP, trước khi thực hiện nhượng quyền, thương nhân Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài phải đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam với Bộ Công thương.
Chỉ duy nhất hai trường hợp không cần đăng ký bao gồm:
- Nhượng quyền trong nội địa Việt Nam;
- Nhượng quyền từ Việt Nam ra nước ngoài.
-
Hồ sơ đăng ký nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam
Căn cứ Điều 19 Nghị định số 35/2006/NĐ-CP, được sửa đổi bởi Nghị định số 120/2011/NĐ-CP, hồ sơ đăng ký nhượng quyền bao gồm:
- Đơn đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại theo mẫu.
- Bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại theo mẫu.
- Các văn bản xác nhận về:
- Tư cách pháp lý của bên dự kiến nhượng quyền thương mại;
- Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam hoặc tại nước ngoài trong trường hợp có chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được cấp văn bằng bảo hộ.
Lưu ý:
- Nếu doanh nghiệp đăng ký nhượng quyền là bên nhượng quyền thứ cấp thì cần có giấy tờ chứng minh sự chấp thuận về việc cho phép nhượng quyền lại của bên nhượng quyền ban đầu;
- Các giấy tờ khác nêu trên phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định.
Bộ Công thương sẽ cấp thông báo cho người đăng ký nhượng quyền thương mại trong 5 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ.
-
Mức phạt khi không đăng ký nhượng quyền thương mại
Căn cứ khoản 3, 6 Điều 75 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP như sau:
Điều 75. Hành vi vi phạm về kinh doanh nhượng quyền thương mại
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
- Không đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại theo quy định;
- Kinh doanh nhượng quyền thương mại khi chưa đủ điều kiện theo quy định;
- Không thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về những thay đổi trong hoạt động nhượng quyền thương mại theo quy định.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
Theo quy định trên, việc hoạt động nhượng quyền từ nước ngoài vào Việt Nam mà không đăng ký với Bộ Công thương sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp (nếu có).