Nhà đầu tư nước ngoài có quyền góp vốn kinh doanh tại Việt Nam, tuy nhiên phải tuân thủ các quy định về vốn đầu tư nước ngoài
CÔNG TY LUẬT TLT – LIÊN ĐOÀN LUẬT SƯ VIỆT NAM
Căn cứ pháp lý:
- Thông tư số 06/2019/TT-NHNN;
- Nghị định số 88/2019/NĐ-CP;
- Nghị định số 143/2021/NĐ-CP.
Nhà đầu tư thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam, nhưng giải ngân vốn đầu tư thông qua tài khoản thanh toán được hay không?
-
Giải ngân qua tài khoản thanh toán được không?
Căn cứ khoản Điều 4 Thông tư số 06/2019/TT-NHNN quy định về quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam như sau:
Điều 4. Nguyên tắc chung
3. Việc góp vốn đầu tư bằng tiền của nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư Vệt Nam phải được thực hiện thông qua hình thức chuyển khoản vào tài khoản vốn đầu tư trực tiếp.
Theo quy định trên, nhà đầu tư góp vốn bằng tiền để thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam phải giải ngân bằng hình thức chuyển khoản ngân hàng vào tài khoản đầu tư trực tiếp.
-
Phạt vi phạm hành chính
Theo quy định trên, nhà đầu tư nước ngoài góp vốn đầu tư trực tiếp vào tài khoản thanh toán là vi phạm quy định về quản lý ngoại hối. Do vậy , có thể bị phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định số 88/2019/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 1 Nghị định 143/2021/NĐ-CP như sau:
Điều 23. Vi phạm quy định về hoạt động ngoại hối
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
d) Không thực hiện đúng các quy định của pháp luật về việc mở, đóng, sử dụng tài khoản tại Việt Nam để thực hiện một trong các hoạt động: Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam; đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài; vay, trả nợ nước ngoài; cho vay, thu hồi nợ nước ngoài, phát hành chứng khoán ở nước ngoài của người cư trú là tổ chức; phát hành chứng khoán tại Việt Nam của người không cư trú là tổ chức và các giao dịch vốn khác;
…
g) Thực hiện việc rút vốn, trả nợ đối với các khoản vay nước ngoài; giải ngân, thu hồi nợ đối với các khoản cho vay ra nước ngoài; thực hiện thu hồi nợ bảo lãnh cho người không cư trú; thực hiện chuyển tiền phục vụ hoạt động đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài không đúng quy định của pháp luật, trừ trường hợp hành vi vi phạm này là hậu quả của hành vi vi phạm tại điểm d khoản 4 Điều này;
Như vậy, nhà đầu tư nước ngoài giải ngân vốn đầu tư thành lập doanh nghiệp không thông qua chuyển khoản vào tài khoản đầu tư trực tiếp thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.