Doanh nghiệp phải xuất hóa đơn khi đủ điều kiện ghi nhận doanh thu, nhưng một số trường hợp có thể cộng dồn để xuất vào cuối kỳ.
Bài viết được sự tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Quang Trung
CÔNG TY LUẬT TLT – LIÊN ĐOÀN LUẬT SƯ VIỆT NAM
Căn cứ pháp lý:
- Nghị định số 123/2020/NĐ-CP.
Chúng tôi nhận được câu hỏi như sau:
Luật sư TLT cho em hỏi, công ty em bán lẻ một số hàng tiêu dùng, thỉnh thoảng có khách cá nhân đến mua thì em xin thông tin để xuất hóa đơn mà khách không cho vì họ không cần hóa đơn. Vậy những trường hợp này bên em xuất một hóa đơn chung vào cuối ngày được không?
Căn cứ Điều 9 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP quy định nguyên tắc chung khi xuất hóa đơn như sau:
- Đối với bán hàng hóa: Thời điểm lập hóa đơn là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
- Đối với cung cấp dịch vụ: Thời điểm lập hóa đơn là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Tuy nhiên, nhiều trường hợp khách hàng cá nhân không có nhu cầu xuất hóa đơn, hoặc thậm chí họ không cung cấp thông tin cá nhân để xuất hóa đơn. Đây chỉ là một trường hợp doanh nghiệp gặp khó khăn khi muốn xuất hóa đơn để tuân thủ quy định pháp luật.
Dưới đây là 5 trường hợp mà doanh nghiệp được phép xuất chung một hóa đơn vào cuối ngày hoặc xuất định kỳ trong tháng, theo hướng dẫn của Cục thuế tỉnh Thừa Thiên Huế:
- Dịch vụ viễn thông: bán thẻ trả trước, thu cước phí hòa mạng mà khách hàng không yêu cầu xuất hóa đơn hoặc không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế
- Bán lẻ, dịch vụ ăn uống theo mô hình hệ thống cửa hàng bán trực tiếp cho khách nhưng hạch toán toàn bộ tại trụ sở chính (trụ sở chính trực tiếp ký hợp đồng; xuất HĐ qua máy tính tiền của từng cửa hàng đứng tên trụ sở chính), máy tính tiền chưa đáp ứng điều kiện kết nối với cơ quan thuế, từng giao dịch có in Phiếu tính tiền cho khách, dữ liệu Phiếu tính tiền có lưu trên hệ thống: cuối ngày căn cứ Phiếu tính tiền để lập chung một hóa đơn
- Dịch vụ ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, chuyển tiền qua ví điện tử, dịch vụ ngừng và cấp điện trở lại của đơn vị phân phối điện cho người mua là cá nhân không kinh doanh (hoặc cá nhân kinh doanh) nhưng không có nhu cầu lấy hóa đơn thì cuối ngày hoặc cuối tháng, đơn vị thực hiện xuất hóa đơn tổng căn cứ thông tin chi tiết từng giao dịch phát sinh trong ngày, trong tháng tại hệ thống quản lý dữ liệu của đơn vị
- Dịch vụ khám chữa bệnh có sử dụng phần mềm quản lý khám chữa bệnh và quản lý viện phí, từng giao dịch khám, chữa bệnh và thực hiện các dịch vụ chụp, chiếu, xét nghiệm có in phiếu thu tiền (thu viện phí hoặc tiền khám, xét nghiệm) và có lưu trên hệ thống công nghệ thông tin, nếu khách hàng (người đến khám, chữa bệnh) không có nhu cầu lấy hóa đơn thì cuối ngày cơ sở y tế căn cứ thông tin khám, chữa bệnh và thông tin từ phiếu thu tiền để tổng hợp lập hóa đơn điện tử cho các dịch vụ y tế thực hiện trong ngày, trường hợp khách hàng yêu cầu lập hóa đơn điện tử thì cơ sở y tế lập hóa đơn điện tử giao cho khách hàng
- Phí đường bộ theo hình thức điện tử không dừng có một hoặc nhiều phương tiện cùng sử dụng dịch vụ nhiều lần trong tháng, đơn vị cung cấp dịch vụ có thể lập hóa đơn điện tử theo định kỳ, ngày lập hóa đơn điện tử chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng phát sinh dịch vụ thu phí. Nội dung hóa đơn liệt kê chi tiết từng lượt xe lưu thông qua các trạm thu phí (bao gồm: thời gian xe qua trạm, giá phí sử dụng đường bộ của từng lượt xe)
Xem thêm: