Khi bị tai nạn lao động, người lao động thường trông chờ vào các chế độ trợ cấp tai nạn lao động. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào họ cũng được giải quyết chế độ
CÔNG TY LUẬT TLT – LIÊN ĐOÀN LUẬT SƯ VIỆT NAM
Căn cứ pháp lý:
- Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015;
- Nghị định số 73/2018/NĐ-CP;
- Nghị định số 60/2020/NĐ-CP.
Khi xảy ra tai nạn lao động, thông thường người lao động sẽ được hưởng các chế độ do doanh nghiệp chi trả, và các chế độ do Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả.
Tuy nhiên, có 4 trường hợp mà cho dù bị tai nạn nhưng người lao động lại không được hưởng các loại trợ cấp tai nạn lao động.
Cụ thể căn cứ Điều 40 và Điều 45 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015, 4 trường hợp này bao gồm:
- Bị tai nạn thuộc các trường hợp quy định nhưng mức độ suy giảm khả năng lao động dưới 5%;
- Bị tai nạn do mâu thuẫn của chính người lao động với người gây ra tai nạn cho người đó mà không liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động;
- Bị tai nạn do người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân;
- Bị tai nạn do sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác trái với quy định của pháp luật.
Trong đó, danh mục các chất ma túy và chất gây nghiện cụ thể được quy định tại Nghị định số 73/2018/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 60/2020/NĐ-CP.