Việc chia thừa kế được thực hiện trước hết theo di chúc của người đã mất. Nếu không có di chúc hoặc di chúc không có hiệu lực thì di sản được chia thừa kế theo pháp luật
CÔNG TY LUẬT TLT – LIÊN ĐOÀN LUẬT SƯ VIỆT NAM
Căn cứ pháp lý:
- Bộ luật Dân sự năm 2015.
Chúng tôi nhận được câu hỏi như sau:
Ba em vừa mới tìm thấy di chúc của ông viết tay bị thất lại. Nhưng trước đây do không tìm được di chúc của ông nên mọi người đòi chia tài sản của ông hết, ba em phải đồng ý. Nay tìm được di chúc rồi thì ba em có chia thừa kế lại được không?
-
Xử lý chia thừa kế khi di chúc bị thất lạc
Di chúc là di nguyện của người đã mất. Nên việc chia thừa kế được ưu tiên thực hiện theo đúng di chúc, trừ trường hợp một phần hoặc toàn bộ nội dung di chúc không có hiệu lực thì thực hiện chia thừa kế theo pháp luật.
Vì vậy, nếu sau khi đã chia thừa kế theo pháp luật mà phát hiện ra di chúc, thì những người được hưởng thừa kế theo di chúc có quyền đề nghị chia thừa kế lại theo di chúc. Cụ thể, Điều 642 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định như sau:
Điều 642. Di chúc bị thất lạc, hư hại
- Kể từ thời điểm mở thừa kế, nếu bản di chúc bị thất lạc hoặc bị hư hại đến mức không thể hiện được đầy đủ ý chí của người lập di chúc và cũng không có bằng chứng nào chứng minh được ý nguyện đích thực của người lập di chúc thì coi như không có di chúc và áp dụng các quy định về thừa kế theo pháp luật.
- Trường hợp di sản chưa chia mà tìm thấy di chúc thì di sản được chia theo di chúc.
- Trong thời hiệu yêu cầu chia di sản, trường hợp di sản đã chia mà tìm thấy di chúc thì phải chia lại theo di chúc nếu người thừa kế theo di chúc yêu cầu.
-
Thời hiệu yêu cầu chia lại thừa kế
Theo quy định tại Điều 642 Bộ luật Dân sự năm 2015 nêu trên, khi tìm được di chúc bị thất lạc, những người được thừa kế theo di chúc có quyền yêu cầu chia thừa kế lại.
Lúc này, các đồng thừa kế có thể thỏa thuận để chia lại di sản thừa kế. Trường hợp vụ việc phức tạp, không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp chia thừa kế.
Tuy nhiên, thời gian để người có quyền yêu cầu tòa án chia thừa kế lại theo di chúc bị giới hạn theo quy định về thời hiệu tại Điều 632 Bộ luật Dân sự năm 2015 như sau:
Điều 623. Thời hiệu thừa kế
- Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:
- Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;
- Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.
- Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
- Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.