Năm 1988, Walt Disney đã huy động được khoảng 725 triệu USD từ Ngân hàng Công nghiệp Nhật Bản thông qua phát hành trái phiếu dựa trên thu nhập trong 20 năm tiếp theo. Thỏa thuận này được cấu trúc theo cách mà các nhà đầu tư không bị thiếu hụt doanh thu và Disney tiếp tục nhận được tiền bản quyền của mình mà không mất bất kỳ khoản tiền nào. Với thương hiệu Walt Disney, các nhà đầu tư đã thể hiện niềm tin và phản ứng tích cực trên thị trường. Năm 2009, Ủy ban điều tiết ngân hàng Trung Quốc quyết định cho phép các công ty công nghệ nhỏ sử dụng bằng sáng chế và các loại quyền sở hữu trí tuệ khác làm tài sản thế chấp cho khoản vay. Tại Ấn Độ, chủ tịch tập đoàn UB đã thuyết phục ngân hàng nhà nước Ấn Độ chấp nhận thương hiệu hàng không Kingfisher làm tài sản thế chấp để huy động khoản vay 2000Rs.
Đó là các ví dụ về việc sử dụng quyền sở hữu trí tuệ để huy động vốn mà trên thế giới đã thực hiện từ lâu. Tuy nhiên, tại Việt Nam, nội dung này chỉ mới được đặt ra gần đây với sự nổi lên của phong trào khởi nghiệp và sự hình thành các doanh nghiệp khoa học – công nghệ.
Năm 2019, Câu lạc bộ cựu đại biểu Quốc hội có ý kiến ngân hàng nên có chính sách cho phép doanh nghiệp được dùng tài sản bao gồm cả sản phẩm phát minh, sáng chế đã được đăng ký sở hữu trí tuệ làm tài sản thế chấp để vay vốn. Tuy nhiên Ngân hàng Nhà nước cho biết việc thế chấp quyền sở hữu trí tuệ còn nhiều hạn chế do khó định giá quyền sở hữu trí tuệ, giá trị của quyền sở hữu trí tuệ thường chỉ được bảo đảm trong chuỗi các hoạt động của doanh nghiệp đó, khó chuyển giao khi phải xử lý tài sản bảo đảm. Với thực trạng như vậy, nội dung bài viết này nhằm làm rõ hơn các khó khăn cho việc thế chấp quyền sở hữu trí tuệ trong thực tế là gì và đề xuất một số giải pháp phù hợp để thúc đẩy hoạt động này tại Việt Nam.
Download bài viết của luật sư Nguyễn Quang Trung tại đây: