Lãi tiền gửi ngân hàng là một khoản thu nhập của doanh nghiệp, nên việc xuất hóa đơn cho khoản tiền lãi để ghi nhận doanh thu hay không là vướng mắc của nhiều doanh nghiệp.
Bài viết được sự tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Quang Trung
CÔNG TY LUẬT TLT – LIÊN ĐOÀN LUẬT SƯ VIỆT NAM
Căn cứ pháp lý:
- Nghị định số 123/2020/NĐ-CP;
- Công văn số 4085/TCT-DNL ngày 11/9/2017 của Tổng Cục thuế;
- Công văn số 3642/CTBDI–TTHT ngày 07/10/2024 của Cục thuế tỉnh Bình Định.
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đang gặp vướng mắc đối với tiền lãi nhận được từ các khoản tiền gửi tại ngân hàng.
Cụ thể: theo quy định kế toán, khoản tiền lãi được hạch toán vào doanh thu tài chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên, căn cứ khoản 1 Điều 4 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, doanh nghiệp phải xuất hóa đơn khi bán hàng, cung cấp dịch vụ. Trong khi lãi tiền gửi không phải là một khoản thu từ việc bán hàng, cung cấp dịch vụ, nên doanh nghiệp có phải xuất hóa đơn cho khoản lãi tiền gửi hay không vẫn có nhiều quan điểm trái chiều.
Ngày 11/9/2017, Cục thuế tỉnh Bình Định đã có Công văn số 3642/CTBDI–TTHT ngày 07/10/2024 hướng dẫn như sau:
Lãi tiền gửi ngân hàng được xác định là khoản thu tài chính khác, khi nhận khoản lãi tiền gửi ngân hàng đơn vị được viết phiếu thu, không phải xuất hóa đơn.
Trường hợp Công ty có phát sinh lãi tiền gửi ngân hàng được xác định là khoản thu tài chính khác. Công ty không phải phân bổ thuế đầu vào được khấu trừ đối với hoạt động gửi tiền tại Ngân hàng
Như vậy, theo hướng dẫn trên:
- Doanh nghiệp không phải xuất hóa đơn đối với lãi tiền gửi ngân hàng;
- Doanh nghiệp không phải phân bổ thuế GTGT đầu vào được khấu trừ đối với hoạt động tiền gửi tại ngân hàng.