Thừa phát lại không được lập vi bằng để ghi nhận sự kiện để chuyển quyền sử dụng, quyền sở hữu tài sản không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu
CÔNG TY LUẬT TLT – LIÊN ĐOÀN LUẬT SƯ VIỆT NAM
Căn cứ pháp lý:
- Nghị định số 08/2020/NĐ-CP.
Trước tình trạng người dân mua bán nhà đất không giấy tờ thông qua việc lập vi bằng cho các sự kiện, hành vi giao nhận tiền, giao văn bản… tiềm ẩn nhiều rủi ro, Sở Tư pháp TP.HCM đã cấm các văn phòng thừa phát lại lập vi bằng mua bán nhà đất.
Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 08/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 24/02/2020 thay thế Nghị định số 61/2009/NĐ-CP, lần đầu tiên đã quy định rõ cấm ghi nhận sự kiện để chuyển quyền sử dụng, quyền sở hữu đất đai, tài sản không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu.
-
Giá trị pháp lý của vi bằng
Căn cứ Điều 36 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP:
Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác
-
Các trường hợp không được lập vi bằng
Căn cứ Điều Điều 37 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP, một số trường hợp đáng chú ý mà thừa phát lại không được phép lập vi bằng để ghi nhận sự kiện như sau:
- Vi phạm đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật Dân sự; trái đạo đức xã hội
- Xác nhận nội dung, việc ký tên trong hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định thuộc phạm vi hoạt động công chứng, chứng thực
- Ghi nhận sự kiện, hành vi để chuyển quyền sử dụng, quyền sở hữu đất đai, tài sản không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu theo quy định của pháp luật.
- Ghi nhận sự kiện, hành vi để thực hiện các giao dịch trái pháp luật
- Ghi nhận sự kiện, hành vi của cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, … đang thi hành công vụ
Comments 1