Trong vụ án ly hôn, vợ chồng có quyền thỏa thuận người trực tiếp nuôi con và nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn.
CÔNG TY LUẬT TLT – LIÊN ĐOÀN LUẬT SƯ VIỆT NAM
|
Căn cứ pháp lý:
- Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
Chúng tôi nhận được câu hỏi như sau:
Tôi và chồng có con gái 2 tuổi, chúng tôi đã ly thân được hơn năm. Nếu bây giờ ly hôn thì tôi sẽ nuôi con. Tôi muốn chồng phải cấp dưỡng mỗi tháng 10 triệu được không? hay phải bao nhiêu?
Về nguyên tắc khi ly hôn vợ chồng có quyền tự thỏa thuận người nào sẽ trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn và người còn lại phải cấp dưỡng bao nhiêu tiền. Nếu không thỏa thuận được mà có yêu cầu thì tòa sẽ giải quyết theo quy định pháp luật.
Căn cứ Điều 116 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:
Điều 116. Mức cấp dưỡng
- Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
- Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Theo quy định trên, pháp luật không quy định cụ thể mức cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn mà chỉ quy định mang tính nguyên tắc xác định.
Do đó, trong câu hỏi cụ thể nêu trên, vợ chồng có thể thỏa thuận mức cấp dưỡng hàng tháng cho con là 10 triệu đồng. Nếu không thỏa thuận được thì thực tế các tòa án thường xác định mức cấp dưỡng căn cứ trên các yếu tố:
- Chi phí tối thiểu cho việc nuôi dưỡng và học hành của con;
- Công việc và thu nhập, khả năng thực tế của người phải cấp dưỡng. Nếu người phải cấp dưỡng không có thu nhập cao, công việc khó khăn thì không buộc phải cấp dưỡng số tiền vượt quá khả năng thực tế của họ.