TLT LEGAL - Premium Legal Service
  • Giới Thiệu
    • Giá Trị Cốt Lõi
    • Luật Sư
  • Dịch Vụ
    • Kinh Doanh – Thương Mại
    • Đòi Nợ Doanh Nghiệp
    • Đầu Tư Nước Ngoài Tại Việt Nam
    • Mua Bán & Sáp Nhập
    • Tư Vấn Pháp Luật Dài Hạn Cho Doanh Nghiệp
    • Sở Hữu Trí Tuệ
    • Bất Động Sản
    • Lao Động
    • Thuế – Kế toán
    • Giải Quyết Tranh Chấp
    • Bồi Thường Bảo Hiểm
    • CÔNG CỤ TÍNH ÁN PHÍ
  • Tư Vấn Pháp Luật
    • Tổ Chức Doanh Nghiệp
    • Hợp Đồng
    • Lao Động
    • Thuế – Kế Toán
    • Tranh Chấp Kinh Doanh Thương Mại
    • Bảo Hiểm
    • Bất Động Sản
    • Sở Hữu Trí Tuệ
  • Ấn Phẩm
  • Liên Hệ
  • English
No Result
View All Result
  • Giới Thiệu
    • Giá Trị Cốt Lõi
    • Luật Sư
  • Dịch Vụ
    • Kinh Doanh – Thương Mại
    • Đòi Nợ Doanh Nghiệp
    • Đầu Tư Nước Ngoài Tại Việt Nam
    • Mua Bán & Sáp Nhập
    • Tư Vấn Pháp Luật Dài Hạn Cho Doanh Nghiệp
    • Sở Hữu Trí Tuệ
    • Bất Động Sản
    • Lao Động
    • Thuế – Kế toán
    • Giải Quyết Tranh Chấp
    • Bồi Thường Bảo Hiểm
    • CÔNG CỤ TÍNH ÁN PHÍ
  • Tư Vấn Pháp Luật
    • Tổ Chức Doanh Nghiệp
    • Hợp Đồng
    • Lao Động
    • Thuế – Kế Toán
    • Tranh Chấp Kinh Doanh Thương Mại
    • Bảo Hiểm
    • Bất Động Sản
    • Sở Hữu Trí Tuệ
  • Ấn Phẩm
  • Liên Hệ
Tel: 0862667736
No Result
View All Result
TLT Legal
No Result
View All Result

4 Biện pháp cưỡng chế khi bị xử phạt hành chính

17/10/2023
Share on FacebookShare on Linkedin

Cá nhân, tổ chức có thể bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính nếu không tự nguyện chấp hành.

CÔNG TY LUẬT TLT – LIÊN ĐOÀN LUẬT SƯ VIỆT NAM

  • Hotline: O862 667736
  • Email: trungnq@tltlegal.com
  • Website: www.tltlegal.com
  • Phòng 1206, Tầng 12, Tòa nhà Citilight, 45 Võ Thị Sáu, Phường Đa Kao, Quận 1, TP.HCM

Căn cứ pháp lý:

  • Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, được sửa đổi, bổ sung năm 2020;
  • Nghị định số 166/2013/NĐ-CP;

Chúng tôi nhận được câu hỏi như sau:

Chào luật sư, tôi muốn hỏi khi bị xử phạt hành chính mà không đóng tiền phạt thì có bị cưỡng chế không vậy?

Khi cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính thì phải thi hành trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, hoặc thi hành theo thời hạn được ghi trong quyết định.

Trường hợp cá nhân, tổ chức không thực hiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì có thể bị cưỡng chế thi hành.

  1. Các trường hợp bị áp dụng cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt hành chính

Căn cứ khoản 43 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, được sửa đổi, bổ sung năm 2020, cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt nếu:

  • Không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt theo quy định tại Điều 73 Luật Xử lý vi phạm hành chính;
  • Không tự nguyện hoàn trả kinh phí cho cơ quan đã thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 5 Điều 85 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Ngoài ra, căn cứ khoản 1 Điều 2 Nghị định số 166/2013/NĐ-CP, cá nhân, tổ chức Việt Nam; cá nhân, tổ chức nước ngoài có thể bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt hành chính nếu không tự nguyện chấp hành mà:

  • Đã quá thời hạn chấp hành
  • hoặc quá thời hạn hoãn chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
  • hoặc đã quá thời hạn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra.
  1. Các biện pháp cưỡng chế

Căn cứ khoản 2 Điều 86 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi, bổ sung năm 2020, có 4 biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính như sau:

  • Khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập;
  • Khấu trừ tiền từ tài khoản của cá nhân, tổ chức vi phạm;
  • Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá;
  • Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính do cá nhân, tổ chức khác đang giữ trong trường hợp cá nhân, tổ chức sau khi vi phạm cố tình tẩu tán tài sản.

Biện pháp khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập

Đối tượng áp dụng: Căn cứ Điều 8 Nghị định số 166/2013/NĐ-CP, 2 đối tượng bị áp dụng biện pháp cưỡng chế này bao gồm:

  • Cá nhân bị cưỡng chế là cán bộ, công chức hoặc cá nhân đang làm việc được hưởng tiền lương hoặc thu nhập tại một cơ quan, đơn vị, tổ chức.
  • Cá nhân bị cưỡng chế đang được hưởng bảo hiểm xã hội.

Mức khấu trừ: Căn cứ Điều 11 Nghị định số 166/2013/NĐ-CP, việc khấu trừ có thể tiến hành nhiều lần với tỷ lệ như sau:

  • Đối với tiền lương, bảo hiểm xã hội tỷ lệ khấu trừ mỗi lần không quá 30% tổng số tiền lương, bảo hiểm xã hội được hưởng.
  • Đối với những khoản thu nhập khác, tỷ lệ khấu trừ mỗi lần không quá 50% tổng số thu nhập.

Biện pháp khấu trừ tiền từ tài khoản

Đối tượng áp dụng: Căn cứ Điều 13 Nghị định số 166/2013/NĐ-CP, đối tượng bị áp dụng biện pháp cưỡng chế này là tổ chức, cá nhân có tiền gửi tại tổ chức tín dụng ở Việt Nam.

Biện pháp kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá

Đối tượng áp dụng:

  • Cá nhân không được hưởng tiền lương, thu nhập hoặc bảo hiểm xã hội tại một cơ quan, đơn vị, tổ chức và không có tài khoản hoặc số tiền gửi từ tài khoản tại tổ chức tín dụng không đủ để áp dụng biện pháp khấu trừ tiền từ tài khoản.
  • Tổ chức không có tài khoản hoặc số tiền gửi từ tài khoản tại tổ chức tín dụng không đủ để áp dụng biện pháp khấu trừ tiền từ tài khoản.

Mức kê biên: Căn cứ Điều 18 Nghị định số 166/2013/NĐ-CP,  cơ quan có thẩm quyền chỉ kê biên tài sản tương ứng với số tiền ghi trong quyết định xử phạt hành chính, quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả và chi phí cho việc tổ chức thi hành cưỡng chế.

Những tài sản không được kê biên: Căn cứ Điều 19 Nghị định số 166/2013/NĐ-CP, các loại tài sản sẽ không bị kê biên bao gồm:

  • Nhà ở duy nhất của cá nhân và gia đình người bị cưỡng chế có diện tích tối thiểu theo quy định của pháp luật về cư trú.
  • Thuốc chữa bệnh, lương thực, thực phẩm phục vụ nhu cầu thiết yếu cho cá nhân bị cưỡng chế và gia đình họ sử dụng.
  • Công cụ lao động, đồ dùng sinh hoạt thông thường cần thiết cho cá nhân bị cưỡng chế và gia đình họ sử dụng.
  • Đồ dùng thờ cúng; di vật, huân chương, huy chương, bằng khen.
  • Tài sản phục vụ quốc phòng và an ninh.
  • Tài sản đang được cầm cố, thế chấp hợp pháp.

Biện pháp thu tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế do cá nhân, tổ chức khác đang giữ trong trường hợp cá nhân, tổ chức sau khi vi phạm cố tình tẩu tán tài sản

Căn cứ Điều 28 Nghị định số 166/2013/NĐ-CP , biện pháp này được áp dụng trong 2 trường hợp sau:

  • Không áp dụng được hoặc đã áp dụng 3 biện pháp cưỡng chế nêu trên nhưng vẫn chưa thu đủ số tiền phạt, chưa thanh toán hoặc thanh toán chưa đủ chi phí cưỡng chế.
  • Có căn cứ xác định bên thứ ba đang giữ tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế.
Tags: Xử phạt vi phạm hành chính

Related Posts

Hình Sự

Hoa hậu Thùy Tiên có thể được giảm nhẹ bằng cách nào?

20/05/2025
Hình sự
Hình Sự

Những yếu tố có thể được giảm trách nhiệm hình sự, giảm án tù

08/11/2024
Nhà ở
Tranh Chấp Dân Sự

Quỹ bảo trì chung cư – Chủ đầu tư không giao quỹ bảo trì thì bị xử lý gì?

06/08/2024
Đất đai
Hành Chính

Đã nhận bồi thường đất – Còn được quyền khiếu nại tăng tiền?

14/04/2024
Next Post
Người lao động

Nhân viên có buộc phải tham gia công đoàn?

Dịch Vụ Nổi Bật

  • Đăng ký Doanh nghiệp trọn gói

  • Đầu tư Nước ngoài tại Việt Nam

  • Mua bán – Sáp nhập Doanh nghiệp

  • Tư vấn Pháp luật dài hạn cho Doanh nghiệp

  • Giải quyết Tranh chấp Thương mại

  • Tư vấn Bất động sản

  • Đăng ký Bảo hộ nhãn hiệu

  • Tư vấn Pháp luật Lao động

  • Tư vấn Thuế

  • Đòi bồi thường bảo hiểm

Biểu Phí Luật Sư

  • Biểu phí Dịch vụ pháp lý

CÔNG TY LUẬT TLT

LUÔN CÓ GIẢI PHÁP CHO MỌI VẤN ĐỀ

Follow Us

  • Hotline: O862 667736
  • Email: trungnq@tltlegal.com
  • Website: www.tltlegal.com
  • Add: Phòng 1206, Tầng 12, Tòa nhà Citilight, 45 Võ Thị Sáu, Phường Đa Kao, Quận 1, TP.HCM
No Result
View All Result
  • Giới Thiệu
    • Giá Trị Cốt Lõi
    • Luật Sư
  • Dịch Vụ
    • Kinh Doanh – Thương Mại
    • Đòi Nợ Doanh Nghiệp
    • Đầu Tư Nước Ngoài Tại Việt Nam
    • Mua Bán & Sáp Nhập
    • Tư Vấn Pháp Luật Dài Hạn Cho Doanh Nghiệp
    • Sở Hữu Trí Tuệ
    • Bất Động Sản
    • Lao Động
    • Thuế – Kế toán
    • Giải Quyết Tranh Chấp
    • Bồi Thường Bảo Hiểm
    • CÔNG CỤ TÍNH ÁN PHÍ
  • Tư Vấn Pháp Luật
    • Tổ Chức Doanh Nghiệp
    • Hợp Đồng
    • Lao Động
    • Thuế – Kế Toán
    • Tranh Chấp Kinh Doanh Thương Mại
    • Bảo Hiểm
    • Bất Động Sản
    • Sở Hữu Trí Tuệ
  • Ấn Phẩm
  • Liên Hệ
  • English

© 2020 TLT LEGAL - Premium Legal Service

Số điện thoại
0862 667736