Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình sau khi chết. Tuy nhiên cần bảo đảm di chúc có hiệu lực để chia thừa kế đúng ý nguyện trong di chúc.
Bài viết được sự tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Quang Trung
CÔNG TY LUẬT TLT – LIÊN ĐOÀN LUẬT SƯ VIỆT NAM
Căn cứ pháp lý:
- Bộ luật Dân sự năm 2015.
Xem thêm:
Chúng tôi nhận được câu hỏi như sau:
Ba mẹ tôi có lập di chúc, trong đó ba mẹ có để lại nhiều nhà, đất cho tôi, nhưng hiện tại những nhà, đất đó đều đang thế chấp ngân hàng. Còn chị hai tôi thì được nhận những nhà đất gia đình đang ở. Tôi muốn hỏi, ba mẹ lập di chúc những nhà đất đang thế chấp cho tôi thì có hiệu lực không? Sau này tôi có được thừa kế không?
Cá nhân có quyền lập di chúc để lại tài sản của mình cho cá nhân, tổ chức khác sau khi mình chết đi. Tuy nhiên thực tế các vụ tranh chấp thừa kế cho thấy có nhiều trường hợp di chúc không có giá trị pháp lý, ngay cả với những di chúc được công chứng, chứng thực hợp lệ.
Căn cứ Điều 643 Bộ luật Dân sự năm 2015, có 3 trường hợp di chúc có thể bị vô hiệu một phần hoặc toàn bộ bao gồm:
- Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc;
- Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn tồn tại vào thời điểm mở người lập di chúc chết;
- Di chúc không có hiệu lực nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm người lập di chúc chết. Nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực.
Lưu ý: di chúc chỉ có hiệu lực sau khi người lập di chúc chết, nên:
- Người lập di chúc có thể điều chỉnh di chúc, hủy bỏ và lập di chúc mới theo nguyện vọng của mình;
- Sau khi đã lập di chúc, người lập vẫn nên kiểm tra lại di chúc để đảm bảo tính pháp lý của di chúc.
Với trường hợp câu hỏi cụ thể nêu trên, mặc dù nhà, đất đang được thế chấp tại ngân hàng nhưng vẫn thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp của ba mẹ. Nên ba mẹ vẫn có quyền lập di chúc để lại những tài sản đang thế chấp ngân hàng cho con cái. Vì vậy, di chúc trong trường hợp này vẫn có hiệu lực pháp lý.