Dịch vụ lập vi bằng của Văn phòng Thừa phát lại được nhiều tổ chức, cá nhân sử dụng trong hoạt động của mình. Tuy nhiên không ít người nhầm lẫn vi bằng do Thừa phát lại lập có giá trị như văn bản công chứng.
Trước tình trạng người dân mua bán nhà đất không giấy tờ thông qua việc lập vi bằng cho các sự kiện, hành vi giao nhận tiền, giao văn bản… tiềm ẩn nhiều rủi ro, Sở Tư pháp TP.HCM đã cấm các văn phòng thừa phát lại lập vi bằng mua bán nhà đất.
CÔNG TY LUẬT TLT – LIÊN ĐOÀN LUẬT SƯ VIỆT NAM
Vì vậy, chúng tôi tóm lược một số nội dung để phân biệt giữa văn bản vi bằng và văn bản công chứng như sau:
Căn cứ pháp lý:
- Luật công chứng số 53/2014/QH13;
- Nghị định số 135/2013/NĐ-CP;
- Nghị định số 61/2009/NĐ-CP.
Tiêu chí | Vi bằng | Văn bản công chứng |
Chủ thể lập | Thừa phát lại
Căn cứ Điều 10 Nghị định số 61/2009/NĐ-CP: Thừa phát lại cần đáp ứng tiêu chuẩn: – Là công dân Việt Nam, có sức khỏe, có phẩm chất đạo đức tốt; – Không có tiền án; – Có bằng cử nhân luật; – Đã công tác trong ngành pháp luật trên 05 năm hoặc đã từng là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư; Chấp hành viên, Công chứng viên, Điều tra viên từ Trung cấp trở lên; – Có chứng chỉ hoàn thành lớp tập huấn về nghề Thừa phát lại do Bộ Tư pháp tổ chức; – Không kiêm nhiệm hành nghề Công chứng, Luật sư và những công việc khác theo quy định của pháp luật. |
Công chứng viên
Căn cứ Điều 8, Luật công chứng: Công chứng viên cần đáp ứng tiêu chuẩn: – Có bằng cử nhân luật; – Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật; – Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng; – Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng; – Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng. |
Nội dung văn bản | Căn cứ Điều 2 Nghị định số 61/2009/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 135/2013/NĐ-CP:
Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dừng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác. |
Căn cứ khoản 1, Điều 2 Luật Công chứng:
Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản, tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng |
Giá trị pháp lý | Căn cứ Điều 28 Nghị định số 61/2009/NĐ-CP:
Vi bằng có giá trị chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án; Vi bằng là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. |
Căn cứ khoản 2, khoản 3, Điều 5 Luật Công chứng:
Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan…; Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu. |
Hậu quả pháp lý | Vi bằng là sự ghi nhận những sự kiện, hành vi, do đó vi bằng không phải hợp đồng giữa các bên tham gia sự kiện. Nếu các bên đến Văn phòng Thừa phát lại để giao kết hợp đồng thì vi bằng đơn thuần chỉ là sự ghi nhận việc các bên có ký kết hợp đồng mà không thừa nhận tính hợp pháp của hợp đồng. | Hợp đồng, giao dịch có công chứng được thừa nhận tính hợp pháp và có hiệu lực thi hành đối với các bên, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu, pháp luật có quy định khác hoặc các bên có thỏa thuận khác. |
Lưu trữ | Lưu trữ:
– 1 bản tại Sở tư pháp; – 1 bản tại Văn phòng Thừa phát lại; – 1 bản cho người yêu cầu. |
Lưu trữ:
– Văn phòng công chứng; – Các bên có liên quan. |