Nếu bên phải thực hiện nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ được bảo đảm thì tài sản bảo đảm có thể bị xử lý
CÔNG TY LUẬT TLT – LIÊN ĐOÀN LUẬT SƯ VIỆT NAM
Căn cứ pháp lý:
- Bộ luật Dân sự năm 2015;
- Nghị định số 21/2021/NĐ-CP.
-
Tài sản bảo đảm bị xử lý trong trường hợp nào?
Bộ luật Dân sự năm 2019 có quy định nhiều biện pháp bảo đảm để thực hiện nghĩa vụ tại Điều 292, trong đó có nhiều hình thức phổ biến được các ngân hàng áp dụng như bảo lãnh, thế chấp, cầm cố khi thực hiện hoạt động cấp tín dụng.
Sau khi giao dịch bảo đảm, tài sản bảo đảm sẽ bị xử lý khi rơi vào các trường hợp được quy định tại Điều 299 Bộ luật Dân sự năm 2019 như sau:
- Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
- Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật.
- Trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc luật có quy định.
Như vậy, cần lưu ý, bất kỳ sự vi phạm nào đối với nghĩa vụ được bảo đảm thì phía ngân hàng sẽ có căn cứ để tiến hành xử lý tài sản bảo đảm.
-
Ngân hàng có thể xử lý tài sản bảo đảm mà không cần sự đồng ý của bên bảo đảm không?
Căn cứ Điều 49 Nghị định số 21/2021/NĐ-CP, quy định như sau:
Điều 49. Quy định chung về xử lý tài sản bảo đảm
1. Việc xử lý tài sản bảo đảm phải được thực hiện đúng với thỏa thuận của các bên, quy định của Nghị định này và pháp luật liên quan.
Trường hợp tài sản bảo đảm là quyền khai thác khoáng sản, quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên khác thì việc xử lý tài sản bảo đảm phải phù hợp theo quy định của pháp luật về khoáng sản, pháp luật về tài nguyên thiên nhiên khác và pháp luật có liên quan.
2. Bên nhận bảo đảm thực hiện việc xử lý tài sản bảo đảm trên cơ sở thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm thì không cần có văn bản ủy quyền hoặc văn bản đồng ý của bên bảo đảm.
3. Trường hợp Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan quy định tài sản đang dùng để bảo đảm phải xử lý để bên bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác thì tài sản này được xử lý theo quy định đó.
4. Việc bên nhận bảo đảm xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ không phải là hoạt động kinh doanh tài sản của bên nhận bảo đảm.
Theo quy định trên, việc xử lý tài sản bảo đảm trước hết phải có sự thỏa thuận giữa các bên chủ yếu bao gồm: bên bảo đảm, bên có nghĩa vụ, và bên nhận bảo đảm (là ngân hàng). Ngân hàng không thể tự đơn phương xử lý tài sản bảo đảm, mà cần có sự thỏa thuận với các bên khác.
Một khi đã có thỏa thuận xử lý tài sản bảo đảm thì ngân hàng có quyền xử lý mà không cần có sự ủy quyền hoặc đồng ý của bên bảo đảm.
-
Thông báo xử lý tài sản bảo đảm
Tuy nhiên, trước khi xử lý tài sản bảo đảm, ngân hàng phải thông báo văn bản về việc này cho cho bên bảo đảm và các bên cùng nhận bảo đảm khác. Cụ thể, thời hạn thông trước tính đến thời điểm xử lý tài sản bảo đảm được thực hiện theo thỏa thuận, nếu không có thỏa thuận thì căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 51 Nghị định số 21/2021/NĐ-CP như sau:
- Trước ít nhất 10 ngày đối với động sản
- Trước ít nhất 15 ngày đối với bất động sản
- Thông báo trước khi bán, đối với chứng khoán niêm yết, hàng hóa trên sàn giao dịch hàng hóa hoặc động sản khác có thể xác định được giá cụ thể, rõ ràng trên thị trường
Căn cứ khoản 1 Điều 51 Nghị định số 21/2021/NĐ-CP, thông báo xử lý tài sản bảo đảm phải có các thông tin chủ yếu sau đây:
- Lý do xử lý tài sản bảo đảm;
- Tài sản bảo đảm sẽ bị xử lý;
- Thời gian, địa điểm xử lý tài sản bảo đảm.