TLT LEGAL - Premium Legal Service
  • Giới Thiệu
    • Giá Trị Cốt Lõi
    • Luật Sư
  • Dịch Vụ
    • Kinh Doanh – Thương Mại
    • Đòi Nợ Doanh Nghiệp
    • Đầu Tư Nước Ngoài Tại Việt Nam
    • Mua Bán & Sáp Nhập
    • Tư Vấn Pháp Luật Dài Hạn Cho Doanh Nghiệp
    • Sở Hữu Trí Tuệ
    • Bất Động Sản
    • Lao Động
    • Thuế – Kế toán
    • Giải Quyết Tranh Chấp
    • Bồi Thường Bảo Hiểm
    • CÔNG CỤ TÍNH ÁN PHÍ
  • Tư Vấn Pháp Luật
    • Tổ Chức Doanh Nghiệp
    • Hợp Đồng
    • Lao Động
    • Thuế – Kế Toán
    • Tranh Chấp Kinh Doanh Thương Mại
    • Bảo Hiểm
    • Bất Động Sản
    • Sở Hữu Trí Tuệ
  • Ấn Phẩm
  • Liên Hệ
  • English
No Result
View All Result
  • Giới Thiệu
    • Giá Trị Cốt Lõi
    • Luật Sư
  • Dịch Vụ
    • Kinh Doanh – Thương Mại
    • Đòi Nợ Doanh Nghiệp
    • Đầu Tư Nước Ngoài Tại Việt Nam
    • Mua Bán & Sáp Nhập
    • Tư Vấn Pháp Luật Dài Hạn Cho Doanh Nghiệp
    • Sở Hữu Trí Tuệ
    • Bất Động Sản
    • Lao Động
    • Thuế – Kế toán
    • Giải Quyết Tranh Chấp
    • Bồi Thường Bảo Hiểm
    • CÔNG CỤ TÍNH ÁN PHÍ
  • Tư Vấn Pháp Luật
    • Tổ Chức Doanh Nghiệp
    • Hợp Đồng
    • Lao Động
    • Thuế – Kế Toán
    • Tranh Chấp Kinh Doanh Thương Mại
    • Bảo Hiểm
    • Bất Động Sản
    • Sở Hữu Trí Tuệ
  • Ấn Phẩm
  • Liên Hệ
Tel: 0862667736
No Result
View All Result
TLT Legal
No Result
View All Result

Mua bán hàng hóa – Khi nào hàng bị coi là không phù hợp với hợp đồng?

01/12/2023
Share on FacebookShare on Linkedin

Nếu bên bán giao hàng hóa không phù hợp với hợp đồng, bên mua có quyền yêu cầu thực hiện chế tài theo quy định pháp luật và theo thỏa thuận.

CÔNG TY LUẬT TLT – LIÊN ĐOÀN LUẬT SƯ VIỆT NAM

  • Hotline: O862 667736
  • Email: trungnq@tltlegal.com
  • Website: www.tltlegal.com
  • Phòng 1206, Tầng 12, Tòa nhà Citilight, 45 Võ Thị Sáu, Phường Đa Kao, Quận 1, TP.HCM

Căn cứ pháp lý:

  • Luật Thương mại năm 2005.

Các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa phải tôn trọng và tuân thủ các thỏa thuận trong hợp đồng. Theo đó, nghĩa vụ chủ yếu của bên bán là giao hàng hóa đầy đủ số lượng, đúng chất lượng và thời hạn.

Thực tế nhiều trường hợp bên bán giao hàng hóa, nhưng bên mua không thể sử dụng hàng hóa đó cho mục đích sử dụng của mình vì nhiều nguyên nhân, dẫn đến tranh chấp. Đây chính là hành vi giao hàng hóa không phù hợp với hợp đồng.

  1. Hàng hóa như thế nào là không phù hợp với hợp đồng?

Về nguyên tắc, hai bên mua bán có quyền thỏa thuận hàng hóa như thế nào thì bị coi là không phù hợp với hợp đồng.

Nếu hai bên không có thỏa thuận thì căn cứ Điều 39 Luật Thương mại năm 2005, hàng hoá bị coi là không phù hợp với hợp đồng nếu hàng hóa đó như sau:

  1. Không phù hợp với mục đích sử dụng thông thường của các hàng hoá cùng chủng loại;
  2. Không phù hợp với bất kỳ mục đích cụ thể nào mà bên mua đã cho bên bán biết hoặc bên bán phải biết vào thời điểm giao kết hợp đồng;
  3. Không bảo đảm chất lượng như chất lượng của mẫu hàng hoá mà bên bán đã giao cho bên mua;
  4. Không được bảo quản, đóng gói theo cách thức thông thường đối với loại hàng hoá đó hoặc không theo cách thức thích hợp để bảo quản hàng hoá trong trường hợp không có cách thức bảo quản thông thường.

Quy định trên là nguyên tắc chung xác định hàng hóa nào là không phù hợp với hợp đồng. Nên thực tế nếu các bên không có quy định rõ hơn thì có thể sẽ gặp khó khăn khi giải quyết tranh chấp về hàng hóa.

  1. Bên mua được ứng xử thế nào khi hàng hóa không phù hợp với hợp đồng?

Nếu bên bán giao hàng hóa không phù hợp với hợp đồng, bên mua có quyền áp dụng các biện pháp chế tài để bảo vệ quyền lợi của mình nếu hợp đồng hoặc pháp luật thương mại có quy định chế tài.

Ngoài ra, bên mua có quyền áp dụng các biện pháp cơ bản như sau:

  • Từ chối nhận hàng hóa (căn cứ khoản 2 Điều 39 Luật Thương mại năm 2005);
  • Tạm ngừng việc thanh toán cho đến khi bên bán đã khắc phục vi phạm về hàng hóa (căn cứ khoản 3 Điều 51 Luật Thương mại năm 2005).

Lưu ý: trước khi thực hiện các biện pháp nêu trên, bên mua cần có bằng chứng về việc bên bán đã giao hàng không phù hợp với hợp đồng. Ngược lại, việc bên mua từ chối nhận hàng, tạm ngưng thanh toán hoặc việc áp dụng các biện pháp chế tài khác có thể trở thành hành vi vi phạm hợp đồng nếu không đảm bảo có bằng chứng về sự vi phạm của bên bán.

  1. Bên bán phải khắc phục thế nào khi giao hàng không phù hợp với hợp đồng?

Căn cứ Điều 41 Luật Thương mại năm 2005, bên bán giao hàng hóa không phù hợp với hợp đồng có trách nhiệm khắc phục như sau:

  • Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên bán phải thay thế hàng hoá cho phù hợp với hợp đồng hoặc khắc phục sự không phù hợp của hàng hoá trong thời hạn giao hàng còn lại.
  • Khi bên bán thực hiện việc khắc phục mà gây bất lợi hoặc làm phát sinh chi phí bất hợp lý cho bên mua thì bên mua có quyền yêu cầu bên bán khắc phục bất lợi hoặc chịu chi phí đó.
  1. Bên bán được miễn trách nhiệm trong trường hợp nào?

Về nguyên tắc, nếu bên bán giao hàng hóa không phù hợp với hợp đồng thì phải khắc phục sự không phù hợp đó của hàng hóa.

Tuy nhiên, căn cứ Điều 40 Luật Thương mại năm 2005 như sau:

Điều 40. Trách nhiệm đối với hàng hoá không phù hợp với hợp đồng

Trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác, trách nhiệm đối với hàng hóa không phù hợp với hợp đồng được quy định như sau:

  1. Bên bán không chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào của hàng hoá nếu vào thời điểm giao kết hợp đồng bên mua đã biết hoặc phải biết về những khiếm khuyết đó;
  2. Trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, trong thời hạn khiếu nại theo quy định của Luật này, bên bán phải chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào của hàng hoá đã có trước thời điểm chuyển rủi ro cho bên mua, kể cả trường hợp khiếm khuyết đó được phát hiện sau thời điểm chuyển rủi ro;
  3. Bên bán phải chịu trách nhiệm về khiếm khuyết của hàng hóa phát sinh sau thời điểm chuyển rủi ro nếu khiếm khuyết đó do bên bán vi phạm hợp đồng.

Theo quy định trên, bên bán không phải khắc phục hàng hoá không phù hợp với hợp đồng nếu vào thời điểm giao kết hợp đồng bên mua đã biết hoặc phải biết về những khiếm khuyết của hàng hóa.

Tags: Hợp đồng thương mạiTranh chấp kinh doanh thương mại

Related Posts

Vi phạm hợp đồng
Tranh Chấp Kinh Doanh Thương Mại

Các vấn đề cần lưu ý khi muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng thương mại

27/12/2024
Vi phạm hợp đồng
Tranh Chấp Kinh Doanh Thương Mại

Bên bán nên làm gì khi bên mua chậm thanh toán?

30/10/2024
Tổ chức doanh nghiệp
Hợp Đồng

Bên bán nên lưu ý gì khi soạn thảo điều khoản kiểm tra hàng hóa

22/10/2024
Hợp đồng
Hợp Đồng

Bên bán nên làm gì nếu dự kiến không thể giao hàng đúng thời hạn?

21/10/2024
Next Post
Đất đai

Ủy quyền cho tặng đất trong gia đình – Chứng thực tại UBND xã?

Dịch Vụ Nổi Bật

  • Đăng ký Doanh nghiệp trọn gói

  • Đầu tư Nước ngoài tại Việt Nam

  • Mua bán – Sáp nhập Doanh nghiệp

  • Tư vấn Pháp luật dài hạn cho Doanh nghiệp

  • Giải quyết Tranh chấp Thương mại

  • Tư vấn Bất động sản

  • Đăng ký Bảo hộ nhãn hiệu

  • Tư vấn Pháp luật Lao động

  • Tư vấn Thuế

  • Đòi bồi thường bảo hiểm

Biểu Phí Luật Sư

  • Biểu phí Dịch vụ pháp lý

CÔNG TY LUẬT TLT

LUÔN CÓ GIẢI PHÁP CHO MỌI VẤN ĐỀ

Follow Us

  • Hotline: O862 667736
  • Email: trungnq@tltlegal.com
  • Website: www.tltlegal.com
  • Add: Phòng 1206, Tầng 12, Tòa nhà Citilight, 45 Võ Thị Sáu, Phường Đa Kao, Quận 1, TP.HCM
No Result
View All Result
  • Giới Thiệu
    • Giá Trị Cốt Lõi
    • Luật Sư
  • Dịch Vụ
    • Kinh Doanh – Thương Mại
    • Đòi Nợ Doanh Nghiệp
    • Đầu Tư Nước Ngoài Tại Việt Nam
    • Mua Bán & Sáp Nhập
    • Tư Vấn Pháp Luật Dài Hạn Cho Doanh Nghiệp
    • Sở Hữu Trí Tuệ
    • Bất Động Sản
    • Lao Động
    • Thuế – Kế toán
    • Giải Quyết Tranh Chấp
    • Bồi Thường Bảo Hiểm
    • CÔNG CỤ TÍNH ÁN PHÍ
  • Tư Vấn Pháp Luật
    • Tổ Chức Doanh Nghiệp
    • Hợp Đồng
    • Lao Động
    • Thuế – Kế Toán
    • Tranh Chấp Kinh Doanh Thương Mại
    • Bảo Hiểm
    • Bất Động Sản
    • Sở Hữu Trí Tuệ
  • Ấn Phẩm
  • Liên Hệ
  • English

© 2020 TLT LEGAL - Premium Legal Service

Số điện thoại
0862 667736