Việc đơn phương chấm dứt hợp đồng thương mại trước thời hạn có thể chịu chế tài bồi thường thiệt hại, phạt vi phạm và các chế tài khác nếu có thỏa thuận
CÔNG TY LUẬT TLT – LIÊN ĐOÀN LUẬT SƯ VIỆT NAM
Căn cứ pháp lý:
- Luật Thương mại năm 2005;
- Bộ luật Dân sự năm 2015.
Chúng tôi nhận được câu hỏi như sau:
Công ty tôi có thuê xe của một đơn vị để hoạt động kinh doanh vận tải. Hợp đồng được ký 5 năm. Công ty đang muốn mua lại với giá hợp lý, nhưng bên kia chưa đồng ý. Nếu không mua được chúng tôi sẽ cân nhắc chấm dứt hợp đồng để tự đầu tư xe mới thì có được không?
-
Các trường hợp chấm dứt hợp đồng thương mại
Căn cứ Điều 422 Bộ luật Dân sự năm 2015, hợp đông sẽ chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
- Hợp đồng đã được hoàn thành;
- Theo thỏa thuận của các bên;
- Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện;
- Hợp đồng bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện;
- Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn;
- Hợp đồng chấm dứt theo quy định tại Điều 420 của Bộ luật này;
- Trường hợp khác do luật quy định.
Theo quy định trên, một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng. Tuy nhiên, để làm được điều này cần phải thỏa mãn một trong những điều kiện cụ thể sau đây:
Căn cứ khoản 1 Điều 423, Điều 424, Điều 426, Điều 426 một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng nếu:
- Bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ mà các bên đã thỏa thuận;
- Bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng;
- Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ mà bên có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ trong một thời hạn hợp lý nhưng bên có nghĩa vụ không thực hiện thì bên có quyền có thể hủy bỏ hợp đồng.
- Trường hợp do tính chất của hợp đồng hoặc do ý chí của các bên, hợp đồng sẽ không đạt được mục đích nếu không được thực hiện trong thời hạn nhất định mà hết thời hạn đó bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ thì bên kia có quyền hủy bỏ hợp đồng.
- Trường hợp bên có nghĩa vụ không thể thực hiện được một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình làm cho mục đích của bên có quyền không thể đạt được thì bên có quyền có thể hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
- Trường hợp một bên làm mất, làm hư hỏng tài sản là đối tượng của hợp đồng mà không thể hoàn trả, đền bù bằng tài sản khác hoặc không thể sửa chữa, thay thế bằng tài sản cùng loại thì bên kia có quyền hủy bỏ hợp đồng.
- Trường hợp khác do luật quy định.
Căn cứ khoản 1 Điều 428 Bộ luật Dân sự năm 2015, một bên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nếu
- Bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng hoặc các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
-
Các chế tài nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật
Trong trường hợp câu hỏi cụ thể nêu trên, nếu bên thuê chấm dứt hợp đồng thuê không đúng quy định pháp luật thì có thể phải chịu các chế tài như sau:
- Bồi thường thiệt hại
- Phạt vi phạm hợp đồng nếu hợp đồng có thỏa thuận phạt
- Và/hoặc các chế tài khác nếu có thỏa thuận
Căn cứ khoản 2 Điều 302 Luật Thương mại năm 2005: Bên vi phạm hợp đồng phải bồi thường thiệt hại với giá trị bao gồm:
- Giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra
- Và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm
Căn cứ Điều 301 Luật Thương mại năm 2015, các bên có thể tự thỏa thuận mức phạt do vi phạm hợp đồng. Tuy nhiên mức phạt vi phạm hợp đồng thương mại thuê tài sản không được vượt mức giới hạn như sau:
Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm…