Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp được nhiều doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài lựa chọn, nhưng lại không phổ biến với các doanh nghiệp trong nước
CÔNG TY LUẬT TLT – LIÊN ĐOÀN LUẬT SƯ VIỆT NAM
Căn cứ pháp lý:
- Luật Thương mại năm 2005;
- Luật Trọng tài thương mại năm 2010.
Theo quy định của Luật Thương mại năm 2005, có các phương thức giải quyết tranh chấp trong thương mại bao gồm:
- Thương lượng giữa các bên;
- Hòa giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hòa giải;
- Giải quyết tại Trọng tài hoặc Tòa án.
Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài chưa thực sự phổ biến tại Việt Nam, và thường chỉ các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài lựa chọn áp dụng. Trong khi các doanh nghiệp nội địa vẫn lựa chọn tòa án là cơ quan giải quyết tranh chấp truyền thống.
Bài viết này, chúng tôi nêu một số gạch đầu dòng rất cơ bản đặc điểm của trọng tài thương mại để Quý khách tham khảo và cân nhắc lựa chọn.
-
Ưu điểm của việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại
- Thời gian xử lý nhanh hơn so với giải quyết tại tòa án.
- Trọng tài viên có trách nhiệm giữ bí mật nội dung vụ tranh chấp.
- Phán quyết của trọng tài là chung thẩm.
- Các bên không có quyền kháng cáo trước bất kỳ một tổ chức hay tòa án nào (Đặc điểm này mang tính tương đối ở mỗi góc độ, là ưu điểm nếu thắng kiện, nhưng là nhược điểm nếu thua kiện).
-
Nhược điểm của việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại
- Thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng trọng tài có thể bị vô hiệu hoặc sai tên Trung tâm trọng tài hoặc thỏa thuận Trọng tài không đầy đủ thì phương thức giải quyết tranh chấp này cũng không thể thực thi được.
- Việc ngồi lại nghe những khó khăn thực tế của nhau còn rất khó huống chi yêu cầu các bên ngồi lại thỏa thuận phương thức giải quyết trọng tài.
- Các bên không có quyền kháng cáo trước bất kỳ một tổ chức hay tòa án nào (Đặc điểm này mang tính tương đối ở mỗi góc độ, là ưu điểm nếu thắng kiện, nhưng là nhược điểm nếu thua kiện).
-
Lưu ý nếu muốn giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài
- Cần có thỏa thuận (điều khoản) trọng tài tốt.
- Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
- Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
- Tranh chấp giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại.