Một bên trong hợp đồng thương mại có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nếu thỏa điều kiện nhất định nhưng phải thông báo cho các bên còn lại biết
CÔNG TY LUẬT TLT – LIÊN ĐOÀN LUẬT SƯ VIỆT NAM
Căn cứ pháp lý:
- Bộ luật Dân sự năm 2015;
- Luật Thương mại năm 2005.
Khi đã giao kết hợp đồng thương mại, các bên phải tôn trọng hợp đồng và có nghĩa vụ tuân thủ các thỏa thuận đã giao kết. Một bên có thể đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng nếu thỏa điều kiện nhất định.
Cụ thể căn cứ Điều 292 Luật Thương mại năm 2005, nếu các bên không thỏa thuận thêm các trường hợp khác thì có 2 hình thức một bên chủ động chấm dứt hợp đồng bao gồm:
- Đình chỉ thực hiện hợp đồng;
- Huỷ bỏ hợp đồng.
Ngoài ra, Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng quy định về hủy bỏ hợp đồng và đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng tại Điều 422.
-
Điều kiện điểm đơn phương chấm dứt hợp đồng
Như đã nêu trên, có 2 hình thức để 1 bên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng thương mại là đình chỉ thực hiện hợp đồng và hủy bỏ hợp đồng. Nhưng để được áp dụng 2 biện pháp này cần phải thỏa mãn các điều kiện sau:
- Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để đình chỉ hợp đồng hoặc hủy bỏ hợp đồng;
- Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.
Như vậy, khi một bên vi phạm nghĩa vụ gây thiệt hại cho bên kia đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng hoặc nếu các bên có thỏa thuận các điều kiện khác thì bên đó có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng.
-
Nghĩa vụ thông báo khi đơn phương chấm dứt hợp đồng
Nếu các bên trong hợp đồng không thỏa thuận về việc thông báo khi đơn phương chấm dứt hợp đồng. Thì bên nào đơn phương chấm dứt hợp đồng phải thông báo ngay cho các bên còn lại.
Cụ thể căn cứ Điều 315 Luật Thương mại năm 2005, về nghĩa vụ thông báo như sau:
Điều 315. Thông báo tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc huỷ bỏ hợp đồng
Bên tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc huỷ bỏ hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc tạm ngừng, đình chỉ hoặc huỷ bỏ hợp đồng. Trong trường hợp không thông báo ngay mà gây thiệt hại cho bên kia thì bên tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc huỷ bỏ hợp đồng phải bồi thường thiệt hại.
-
Chế tài nếu vi phạm nghĩa vụ thông báo khi đơn phương chấm dứt hợp đồng
Theo quy định nêu trên, bên đình chỉ thực hiện/hủy bỏ hợp đồng phải thông báo ngay cho bên còn lại biết. Nếu không thông báo ngay mà gây thiệt hại vì có thể phải bồi thường thiệt hại.
Ngoài ra, nếu trong hợp đồng, các bên có thỏa thuận về chế tài phạt vi phạm nếu vi phạm nghĩa vụ thông báo thì bên không được thông báo đúng quy định có thể áp dụng phạt vi phạm hợp đồng.
Cần lưu ý:
- Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm
- Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm