Hợp đồng về nhà ở do các bên thỏa thuận và phải được lập thành văn bản. Trong đó có một số loại hợp đồng không yêu cầu công chứng, chứng thực
CÔNG TY LUẬT TLT – LIÊN ĐOÀN LUẬT SƯ VIỆT NAM
Căn cứ pháp lý:
- Luật Nhà ở số 65/2014/QH13.
Một số loại hợp đồng về nhà ở yêu cầu phải công chứng, chứng thực như hợp đồng mua bán, tặng cho, đổi, góp vốn, thế chấp nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại.
Tuy nhiên có 5 loại hợp đồng không yêu cầu công chứng, chứng thực được quy định tại Điều 122 Luật Nhà ở, trong đó có các hợp đồng phổ biến như hợp đồng cho thuê, cho mượn nhà ở như sau:
- Tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương;
- Mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;
- Mua bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư;
- Góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức;
- Cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở.
Do luật không quy định bắt buộc công chứng, thức thực. Vì vậy, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng do các bên thỏa thuận; trường hợp các bên không có thỏa thuận thì hợp đồng có hiệu lực từ thời điểm ký kết. Ngoài ra, các bên vẫn có thể thực hiện công chứng, chứng thực nếu có nhu cầu.